Là một loại thảo dược cực quý hiếm và sinh trưởng phân bố ít trong các khu rừng miền núi phía bắc nên tam thất rừng hay còn có tên gọi khác là tam thất hoang được nhiều người săn lùng rất nhiều bởi dược tính cao so với loại củ được trồng nếu cùng trọng lượng.
Không những vậy loại củ tam thất màu đen nâu này còn được dùng ngâm trong những bình rượu quý có trị giá lên đến hàng chục triệu đồng không chỉ bởi kích thước củ lâu năm rất lớn được giới sưu tầm đồ quý hiếm ưa chuộng mà còn do chất lượng rượu ngâm tuyệt hảo giúp cường gân bổ cốt rất tốt.
Người ta dùng tam thất bắc điều trị ung thư bằng cách lấy bột sống uống bằng thìa nhỏ chiêu với nước lọc nguội hoặc dùng dạng thái lát ngậm nhai rồi nuốt. Trên thực tế một số người nhai tam thất sống đã bị rộp niêm mạc miệng, vì vậy có thể dùng bột hoặc thái lát tam thất hãm với nước sôi uống cả nước nhai cả bã vừa đơn giản giữ được hương vị, hoạt chất dễ bay hơi không mất đi, vừa có tác dụng điều trị bệnh tốt.
Ngoài cây tam thất (Panax pseudoginseng Wall) kể trên còn có 2 loại tam thất mọc hoang:
– Vũ diệp tam thất còn gọi là tam thất rừng có tên khoa học Panax bipinna tifidus Seem có rễ củ nhiều đốt.
– Cây tam thất hoang ở vùng Hà Giang, Lào Cai có tên khoa học Panax pseudoginseng Nees.
Hai cây này công dụng như cây tam thất nhưng rễ củ dài nhiều đốt.
Cần phân biệt một số cây có tên là “tam thất” hoặc các cây lấy củ giả làm tam thất hà giang để bán ngoài thị trường:
– Cây hổ trượng (cốt khí củ, điền thất nam) có tên khoa học là Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc, họ Polygonaceae.
Rễ củ cây này dài ngắn không đều, mặt ngoài màu nâu vàng, mùi không rõ vị hơi đắng, dùng điều trị phong thấp đau nhức xương, viêm gan, mhiễm trùng đường tiểu tiện.
– Cây thổ tam thất có tên khoa học là Gynura segetum (L.) Merr. hoặc Gynura pinnatifida thuộc họ Cúc (Compositae), lá và rễ dùng làm thuốc cầm máu, điều trị rắn cắn.
– Tam thất gừng (tam thất nam, khương tam thất) có tên khoa học là Staplianthus thorlii Gagnep. thuộc họ gừng Zingiberaceae. Lá mọc thẳng từ thân rễ, phiến lá nguyên thân dài, hình mác hẹp đầu nhọn màu nâu tím. Củ rễ hình tròn thuôn một đầu hoặc hình trứng nhẵn, mặt ngoài màu vàng nhạt, thịt màu trắng ngà, vị cay nóng. Rễ tam thất gừng dùng điều trị nôn mửa, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.
– Cây ngải tím (nghệ đen, nga truật) có tên khoa học Curcuma zedoaria Rose họ Zingiberaceae.
Củ khô rất cứng, vỏ ngoài màu nâu, có mùi thơm đặc biệt củ hình con quay (người ta hay làm giả tam thất bắc để bán). Củ này dùng điều trị ứ huyết bế kinh, đau bụng vùng dưới.
Theo y học hiện đại, tam thất có các tác dụng sau:
– Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy (tránh choáng khi mất nhiều máu). Nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch; hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.
– Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: điều trị các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm).
– Kích thích miễn dịch.
– Tác dụng với thần kinh: Dịch chiết rễ tam thất có tác dụng gây hưng phấn thần kinh. Nhưng dịch chất chiết lá tam thất lại có tác dụng ngược lại: kéo dài tác dụng của thuốc an thần.
– Giảm đau: Dịch chiết của rễ, thân lá, tam thất đều có tác dụng giảm đau rõ rệt.
uống tam thất có nóng không
Với một lượng nhỏ tam thất đen đã thấy những hiệu quả rõ rệt trong điều trị bệnh so với những loại thường, đặc điểm điển hình có thể thấy chính là vị đắng của nó nếu củ càng lâu năm càng đắng nhưng để lâu trong cuống họng sẽ thấy vị ngọt thanh. Với những đại gia thì việc trong nhà có một bình rượu ngâm tam thất để thể hiện sự sành sỏi cũng như mang ra thiết đãi những vị khách quý tới chơi nhà là không thể thiếu.
Bình luận người đọc